Bài viết: Câu chuyện sứ mệnh VINATAT

Câu chuyện sứ mệnh VINATAT

CÂU CHUYỆN SỨ MỆNH VINATAT

Chào anh chị, tôi là Mai Hoàng (Tên gọi khác là Mai Tiến Tần), tôi là Chủ tịch tập đoàn VINATAT, được thành lập từ 2011. Hiện tại chúng tôi có 19 thương hiệu khác nhau và 8 công ty thành viên.

VINATAT có trụ sở tại Hà Nội, cùng 5 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, và Singapore.

Năm 2019 đến năm 2023, VINATAT là 1 trong những đơn vị có số lượng khách đến Singapore và Malaysia lớn nhất Việt Nam với gần 5 ngàn lượt khách mỗi tháng.

Tập đoàn cũng vinh dự nhận nhiều giải thưởng khác, trong đó:

 

 

Năm 2018, chúng tôi tự hào đón nhận danh hiệu top 10 công ty du lịch được người tiêu dùng bình chọn.

Năm 2019, Vietkingtravel là công ty du lịch duy nhất Việt Nam được đại sứ quán Triều Tiên trao tặng bằng chứng nhận: “ Công ty tổ chức tour du lịch uy tín”.

Tập đoàn hoạt động theo hướng vừa đa dạng về thị trường, lại chuyên sâu về sản phẩm, trong đó:

CNtrip là thương hiệu chuyên tổ chức các tour du lịch Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.

Unitrip là thương hiệu chuyên tổ chức các tourđộc lạ như Ai Cập, Ladak, Châu Phi, Tây Tạng, Tân Cương.

Vistartravel là thương hiệu chuyên tổ chức các tour Nhật, Hàn, Đài Loan.

Faith Journey là thương hiệu chuyên tổ chức tour hành hương công giáo.

Kemholiday chuyên tour Úc, Mandives.

Tatours chuyên tour Trung Á.

Autrip chuyên tổ chức các tour du lịch, du học và định cư Úc.

Eutourism – Thương hiệu chuyên tổ chức các tour du lịch Châu Âu.

Vietkingtravel có thế mạnh trong việc tổ chức các tour Singapore, Nga, Mỹ…

Thương hiệu chuyên tổ chức các sự kiện mang tính sáng tạo, độc bản, giúp chủ doanh nghiệp truyền đi các thông điệp 1 cách độc đáo, ấn tượng.

Tôi bắt đầu khởi nghiệm năm 2011, lúc đó tôi mới ra trường, ngoài nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi thiếu mọi thứ, non kém về mọi mặt. Tôi không biết về bán hàng, tài chính kế toàn thì mù tịt. Ngay cuối năm 2011 tôi đã gặp phải cú sốc đầu tiên, tôi không hiểu biết về hóa đơn, nên đã in tới 20 cuốn hóa đơn (Vì lúc đó in 3 cuốn thì giá cũng gần bằng 20 cuốn), nhiều hóa đơn quá, tôi cũng vứt lung tung. Một hôm có khách cần xuất hóa đơn cho đoàn khách của công ty họ, tôi lấy đại 1 quyển ra và viết cho họ 1 tờ. Đây là sai lầm chết người đầu tiên, là bài học nhớ đời của tôi. Bạn biết đấy, khi thuế vào họ hỏi toàn bộ số hóa đơn tôi đã được cấp, tôi không biết đã vứt nó ở đâu, tôi lại xuất hóa đơn không đúng trình tự. Bên thuê cảnh báo, mỗi 1 tờ hóa đơn mất sẽ bị phạt 100tr. Tôi hoảng loại như đổ vỡ. Nhưng chưa dừng lại ở đó, ngành du lịch là 1 ngành kinh doanh có điều kiện, nếu kinh doanh nội địa cần phải có 100tr ký quỹ, 500 triệu đối với kinh doanh lữ hành quốc tế, khoản tiền này sẽ được tổng cục du lịch phong tỏa, để đền bù cho khách hàng khi xảy ra sự cố. Qúa nhiều biến cố xảy ra với cậu sinh viên mới ra trường. Tôi như mất phương hướng, mất niềm tin vào cuộc sống.

Thế rồi một hôm tôi gặp 1 người bạn tên Lượng, bạn tôi là 1 HDV chuyên dẫn khách đi nước ngoài. Sau khi nghe tôi nói về vấn đề của mình, bạn ấy đã giới thiệu cho tôi 1 cơ hội để kiếm tiền trả nợ, đó là cơ hội trở thành 1 HDV dẫn 1 đoàn khách của 1 công ty bảo hiểm ở Thái Bình, đi du lịch Thái Lan. Thật tình lúc đó tôi cũng chưa từng đi Thái, thậm chí còn chưa từng đi máy bay. Tôi đã nhờ bạn Lượng hướng dẫn từ cách làm thủ tục, các quy định về hành lý… Cả buổi tối hôm đó, tôi tìm đọc rất nhiều về đất nước Thái Lan, đọc nhiều về quy định về hành lý xách tay và ký gửi (lúc đó tôi còn chưa biết cái gì được mang trong hành lý xách tay, cái gì thì phải ký gửi) Và thế tôi đã lần đầu tiên trở thành HDV outbound. Bạn hãy chúc mừng tôi đi.

Công việc TL tỏ ra khá phù hợp với tôi, sau chuyến đi đó tôi tiếp tục đầu tư số tiền kiếm được để đi các tour khác. Tôi lần lượt đi hết Singapore Malaysia, Nhật, Hàn, Dubai, Châu Âu, Triều Tiên và hơn 30 quốc gia khác nhau. Quá trình làm TL, cùng với bán các mặt hàng xách tay về, giúp tôi có thu nhập rất tốt, có những tháng tôi kiếm được đến hơn 300 triệu đồng.

Tôi tiếp tục quay lại gây dựng công ty du lịch Vietkingtravel mà tôi đã thành lập từ 2011. Lần này tôi đã “thông minh hơn” nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Tôi gặp nhiều trở ngại như: Vốn không có nhiều, trong khi chi phí làm giấy phép lữ hành lớn (500tr), chi phí thuê mặt bằng tốn kém, nếu thuê trong ngõ thì lại giảm uy tín. Đến lúc thuê được mặt bằng rồi thì lại khó chốt khách. Tôi còn nhớ, có lần khách đến văn phòng, thấy cả văn phòng chỉ có 3 người làm việc, chỗ ngồi tiếp khách cũng không có, khách thấy văn phòng nhỏ quá, ít nhân sự quá, họ hỏi đến giấy phép nào mình cũng không có, thế là tôi “bong” mất 1 nhóm khách hơn 10 người.
Tuy nhiên lúc này tôi đã học được nhiều về marketing, nên vẫn có nhiều khách online, không đến văn phòng, vẫn chuyển khoản online, thành ra tôi may mắn vẫn chốt được một số nhóm khách. Điều đó giúp tôi có doanh thu và lợi nhuận.

Đến năm 2015, tôi đã có tiền để thuê 1 văn phòng rộng hơn với 12 nhân sự. Thế nhưng lúc này tôi bắt đầu gặp các vấn đề mới, nhân sự cứ ra ra vào vào, thích thì làm, không thích thì nghỉ. Nhân sự cứ có kinh nghiệm lại nghỉ việc sang công ty khác hoặc tách ra tự làm đối thủ của tôi.

Tôi cà phê và chia sẻ với nhiều anh bạn cũng làm trong lĩnh vực du lịch, anh bảo, ngành mình nhân sự không chung thành đâu, càng đào tạo anh, em nó thì càng mất người. Thực tình nhiều anh em khi họ tách ra tự làm, họ cũng không thành công được, có người còn phá sản, hoặc thu nhập cũng chỉ vài chục triệu, làm mãi thu nhập cũng chưa vượt quá được 100 triệu.
Trong khi đó các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều rủi ro, rủi ro lớn nhất là hệ thống tài chính, thuế, pháp lý, làm vài năm, không đủ tiền nộp phạt liên quan đến thuế. Rủ ro về hệ thống nhân sự, chảy máu chất xám…

Tôi băn khoăn, liệu có cách nào để giúp các công ty du lịch phát triển bền vững? Làm thế nào để giúp các starup trong ngành du lịch, các cộng tác viên du lịch có thể khởi nghiệm 1 cách dễ dàng, không vất vả như tôi.

Tôi đã đầu tư nhiều tiền, đi học nhiều khóa học từ nhiều người thầy, học trong nước học ở Singapore, ở Nhật…

Đến năm 2018, doanh nghiệp của tôi bắt đầu có những thành quả đầu tiên với doanh thu trên 50 tỷ.

Đến năm 2019, Vietkingtravel là 1 trong những đơn vị có số lượng khách đến Singapore Malaysia lớn nhất cả nước, riêng tháng 7/2019, chúng tôi đưa 1.700 khách hàng tới Singapore.

Năm 2020 và 2021 là 2 năm đại dịch, ngày du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Thế nhưng có lẽ đấy cũng chính là cơ hội cho tôi bứt phá. Các bạn biết đấy, phần đa các công ty du lịch đóng băng, thì chúng tôi lại quyết định hoàn thiện bộ máy, xây dựng hệ thống quy trình bài bản. Xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến realtime, hệ thống affiliate marketing, lần đầu có trong lĩnh vực du lịch.
Với sứ mệnh: Giúp đỡ các công ty du lịch vừa và nhỏ, các cộng tác viên du lịch tương tác với nhau một cách thuận lợi, dễ dàng, hiệu quả.

Sau dịch, du lịch quay trở lại, chúng tôi đã có bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Bạn biết rồi đấy, đến nay chúng tôi đã có 19 thương hiệu, 8 công ty thành viên, mang về doanh thu hơn 400 tỷ.

Tầm nhìn của chúng tôi là: Thay đổi cách thế giới làm kinh doanh du lịch bằng việc kết hợp co-space và co-staff, giúp tinh giản bộ máy, tăng năng suất lao động.

Tầm nhìn đến năm 2030, Tập đoàn VINATAT sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD, tất cả các GĐ, TP đều có nhà và xe tại các thành phố lớn mà công ty đặt trụ sở.

Câu chuyện sứ mệnh VINATAT